Cao ngựa đem lại rất nhiều công dụng tốt cho sức khỏe người dùng. Chính vì vậy, nhu cầu sử dụng của khách hàng với loại sản phẩm này ngày càng nhiều. Vậy cách sử dụng cao ngựa như thế nào mới đúng và đảm bảo hiệu quả? Hãy cùng caonguangogia.com tìm hiểu nhé!
Giới thiệu chi tiết về cao ngựa
Cao ngựa là loại cao được làm từ xương ngựa. Có chứa rất nhiều thành phần tốt cho sức khỏe của người dùng. Do đó, nhu cầu sử dụng loại cao này tăng cao rõ rệt.
Có bao nhiêu loại cao ngựa?
Hiện nay, có rất nhiều loại cao ngựa được bán trên thị trường. Dựa vào thành phần cũng như loại ngựa dùng để nấu cao mà cao ngựa được chia làm hai loại cơ bản sau.
Cao ngựa trắng, cao ngựa ô, cao ngựa vào…dựa trên loại ngựa được dùng nấu cao để phân loại.
Cao ngựa nguyên chất, cao ngựa toàn tính. Đây là loại cao ngựa được phân loại dựa trên đặc điểm, tính chất của cao. Trong đó, nếu lấy toàn bộ các bộ phận của ngựa trừ lông, nội tạng và da để nấu thành cao thì gọi là cao ngựa toàn tính. Cao ngựa nguyên chất được nấu trực tiếp từ xương của ngựa và nó có thành phần và dưỡng chất tốt hơn cao ngựa toàn tính.
Bảng thành phần của cao ngựa
Các nhà khoa học đã chỉ ra cao ngựa có tất cả 17 loại axit amin và đó đều là các loại axit amin thiết yếu có vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe của người dùng. Đó là arginine, tryptophan, leucine, lysine, phenylalanine…Bên cạnh đó, cao ngựa còn có hàm lượng khoáng chất cao như kẽm, sắt và canxi để giúp xương được chắc khỏe và tăng sức đề kháng cho cơ thể.
Cách sử dụng cao ngựa đem lại hiệu quả cao
Để có thể phát huy hết tác dụng của cao ngựa, người dùng cần phải biết cách sử dụng cao sao cho hiệu quả. Dưới đây là một số cách sử dụng được rất nhiều người áp dụng khi ăn cao ngựa:
Ăn trực tiếp là cách sử dụng đơn giản và hiệu quả nhất để phát huy được tối đa tác dụng của cao ngựa. Bạn chỉ cần cắt cao ngựa thành các miếng nhỏ vừa ăn là được.
Ngâm rượu là cách mà nhiều người thường làm để có thể sử dụng cao ngựa được lâu dài. Chỉ cần ngâm 1 lạng cao ngựa với 1 lít rượu đến khi cao ngựa tan hết là có thể dùng. Tuy nhiên, cách sử dụng cao ngựa này cần phải chú ý công đoạn chọn rượu ngâm cho phù hợp. Tốt nhất là nên ngâm cao ngựa với rượu trắng có nồng độ cồn thấp dưới 40 độ.
Để trẻ nhỏ và người lớn tuổi đều có thể ăn cao ngựa được thì bạn nên dùng cao ngựa nấu cháo. Cách sử dụng này sẽ giúp bồi bổ sức khỏe và tăng sức đề kháng cho người dùng.
Pha cao ngựa với nước uống sẽ giúp bạn hấp thu được trọn vẹn các dưỡng chất có trong cao.
Hấp cách thủy khi nấu cơm cũng là một trong những cách sử dụng cao ngựa đơn giản được nhiều người chọn. Khi cơm đã sôi, bạn cho bát cao ngựa đã cắt miếng vào hấp. Chờ vài phút cao tan là có thể lấy ra dùng.
Để hấp thu được tất cả các dưỡng chất có trong cao ngựa, người dùng cần phải biết cách sử dụng liều lượng phù hợp với thể trạng và độ tuổi của mình.
Trẻ nhỏ dưới 1 tuổi chỉ nên dùng cao ngựa trong vòng 20 ngày và liều lượng không quá 3g. Chỉ dùng cao ngựa cho trẻ từ 6 tháng trở lên.
Dùng 5g/ngày đối với trẻ từ 1-3 tuổi. Dùng trong 30 ngày là ngừng.
Trẻ thuộc độ tuổi từ 4 cho tới 12 tuổi có thể dùng liều lượng 5g/ngày và không quá 40 ngày sử dụng liên tiếp.
Độ tuổi từ 13 cho tới 15 tuổi thì dùng 7g/ngày. Dùng khoảng 40 ngày.
Dùng 10g/ngày đối với độ tuổi từ 15 cho tới 18 tuổi. Sử dụng liên tục trong vòng 14 ngày.
Những người thuộc độ tuổi từ 19 đến 60 có thể dùng 10g/ngày và dùng trong 30 ngày. Ngoài 60 tuổi thì có thể dùng hàm lượng trên trong thời gian 60 ngày liên tiếp.
Cách sử dụng cao ngựa đối với phụ nữ có thai 6 tháng đầu là 5g/ngày và dùng trong 60 ngày.
Phụ nữ trong giai đoạn cho con bú sẽ dùng liều 10/ngày và dùng trong 60 ngày.
Những đối tượng không nên dùng cao ngựa
Mặc dù cao ngựa rất tốt nhưng không phải ai cũng nên dùng. Có một số đối tượng không nên sử dụng cao ngựa như:
Trẻ nhỏ dưới 6 tuổi do cơ thể còn yếu, các chức năng đào thải cơ thể chưa hoàn thiện nên việc sử dụng cao ngựa sẽ khiến trẻ bị khó tiêu, ảnh hưởng tới tiêu hóa.
Những người mắc các bệnh suy thận không nên dùng cao ngựa. Bởi các chất có trong cao ngựa sẽ khiến cho thận phải làm việc quá tải.
Người mắc bệnh gout và giời leo cũng không nên sử dụng cao ngựa. Do đó, khi tìm hiểu về cách sử dụng cao ngựa, bạn cần lưu ý các trường hợp không nên dùng để tránh.
Những lưu ý khi sử dụng cao ngựa
Khi sử dụng cao ngựa, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau. Để có thể dùng cao ngựa một cách hiệu quả nhất.
Không nên dùng cao ngựa quá 2 lần một ngày. Cần phải dùng theo đúng liều lượng phù hợp với độ tuổi. Dù là chế biến và áp dụng cách sử dụng cao ngựa nào thì việc dùng đúng liều lượng đều phải tuân thủ.
Không cho trẻ nhỏ sử dụng rượu ngâm cao ngựa
Trường hợp phụ nữ cho con bú và đang trong thời kỳ mang thai nên cân nhắc việc sử dụng cao
Tùy theo mục đích cũng như đối tượng sử dụng, người dùng có thể điều chỉnh liều lượng dùng cao sao cho phù hợp.
Mong rằng với những kiến thức chia sẻ bên trên caonguangogia.com sẽ giúp bạn hiểu hơn về cách sử dụng cao ngựa sao cho đúng cách để có thể tăng công dụng của cao khi dùng.
Bình luận trên Facebook